Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024
Trang chủDu học Việt NamXếp hạng Times Higher Education châu Á 2018: Đông Á chiếm 3/5

Xếp hạng Times Higher Education châu Á 2018: Đông Á chiếm 3/5

Ngày 6/2/2018, Times Higher Education (THE) chính thức công bố danh sách Bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu châu Á năm 2018. Các trường Đại học ở Trung Quốc trở hành hiện tượng của năm với việc thăng bậc liên tiếp, chiếm lĩnh gần 1/5 bảng xếp hạng.

Xét toàn diện, Đại học Quốc gia Singapore giành vị trí quán quân sau khi tăng điểm tại hầu hết các lĩnh vực và khía cạnh đánh giá. Các quốc gia Đông Nam Á cũng đang ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Năm nay, tổng thể xếp hạng của Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Nhật Bản, Pakistan, và Thổ Nhĩ Kỳ có sự cải thiện đáng kể, nhưng những nước này vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa để vượt qua những đối thủ nặng kí khác ở châu Á.

Trung Quốc gặt hái thành công sau hai thập kỉ “ươm mầm”

Lần đầu tiên trong lịch sử 6 năm, Đại học Thanh Hoa vươn lên giữ vị trí cao nhất trong các cơ sở đào tạo của Trung Quốc (hạng 2), và đây cũng là 1 trong hai cơ sở đào tạo của Trung Quốc có mặt trong top 3 (cùng với Đại học Bắc Kinh xếp hạng 3). Đồng thời, lần đầu tiên khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc chiếm tới 3 vị trí của top 10, đưa Hong Kong trở thành khu vực có nhiều đại diện nhất trong top 10 của bảng xếp hạng.

Nhận định về xu hướng này, ông Phil Baty, Trưởng Ban biên tập, Global Rankings, THE chia sẻ “Kết quả của Trung Quốc ngày càng tốt hơn qua các năm và bảng xếp hạng THE châu Á 2018 cũng không phải ngoại lệ. Kết quả đạt được chứng minh rằng hơn hai thập kỉ tập trung đầu tư vào giáo dục nhân tài của Trung Quốc đã được đền đáp xứng đáng.”

Đông Á chiếm lĩnh bảng xếp hạng

Các trường đại học ở khu vực Đông Á chiếm lĩnh hoàn toàn bảng xếp hạng 2018 với hơn 3/5 số lượng cơ sở đào tạo. Mặc dù xét tổng thể Nhật Bản có nhiều cơ sở đào tạo xếp hạng cao hơn (89 trường) so với 63 trường của Trung Quốc, nhưng những ngôi sao Trung Hoa đã có những bước thăng hại rất dài, giúp điểm đến này du học trở thành quốc gia nổi bật nhất khu vực ở bảng xếp hạng năm nay.

Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia ở Đông Á đều tăng hạng vượt bậc. Năm nay, xu hướng tăng hạng mạnh mẽ của Hàn Quốc những năm trước đã có dấu hiệu suy giảm, trong khi các trường đại học Đài Loan cũng giảm bậc do nước này đang phải vật lộn với tình trạng dân số già và vượt cung về giáo dục đại học. Các chuyên gia nhận định, ngoại trừ Trung Quốc, các quốc gia Đông Á nói chung còn cố gắng cố gắng nhiều hơn nữa để tiếp tục vị thế của mình.

Busan, South Korea
Hàn Quốc là một trong những điểm đến du học nổi bật trong vài năm trở lại đây

Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines bắt đầu vươn lên

Thứ hạng của các trường khu vực Đông Nam Á đã cải thiện trong Bảng xếp hạng THE châu Á 2018. Ngoài Singapore, quốc gia nổi bật nhất khu vực với vị trí thứ nhất và thứ 5, 10 đại học của Thái Lan, 9 trường của Malaysia, 4 trường tại Indonesia (tăng thêm 2 trường so với năm ngoái), và đại học hàng đầu Phillippines cũng góp mặt trong bảng xếp hạng năm nay.

Ông Phil Baty chia sẻ “Đặc biệt, một tin đáng vui mừng là lần đầu tiên Đại học Malaya lọt top 50 của bảng xếp hạng, sau khi lần đầu ra mắt năm ngoái và Indonesia đã tăng gấp đôi số trường trong bảng xếp hạng trong năm thứ hai liên tiếp. Một thành tựu tuyệt vời khác là sự tăng bậc đáng kể của Đại học Philippines từ nhóm 201-250 lên hạng 156.”

Tuy nhiên, tương tự khu vực Đông Á, không phải tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á đều chứng kiến sự tăng bậc. Thái Lan cũng giảm thứ bậc do tình trạng dân số già và vượt cầu về giáo dục đại học. Tuy nhiên, bảng xếp hạng chỉ ra rằng khu vực Đông Nam Á đang bắt đầu chứng tỏ vị thế dù chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia châu Á khác.

myhc_11563
Giáo dục Đông Nam Á đang bắt đầu chứng tỏ vị thế trên trường châu Á

 

Ở Nam Á, số trường góp mặt trong bảng xếp hạng THE châu Á 2018 đã tăng lên dù đang phải chật vật để cạnh tranh với Đông Á và Đông Nam Á. Ấn Độ vẫn là quốc gia hàng đầu khu vực về giáo dục đại học với 42 đại diện, tăng 9 trường so với năm ngoái, nhưng một vài cơ sở giáo dục của nước này đã giảm bậc. Pakistan cũng tương tự với số lượng đại diện trong bảng xếp hạng tăng lên từ 7 tới 10 trường, trong khi hai trường đại học hàng đầu tăng hạng thì các trường còn lại đều giảm bậc. Bangladesh đã trở lại bảng xếp hạng sau khi vắng bóng năm ngoái, nhưng đại diện chính của Sri Lanka – Đại học Colombo đã tụt hạng từ nhóm 251+ xuống nhóm 301-350. Khu vực Nam Á cần nỗ lực nhiều hơn để cạnh tranh với các quốc gia lớn khác ở châu Á.

Top 10 các trường Đại học châu Á năm 2018 theo Times Higher Education

Xếp hạng 2018

Thứ hạng 2017

Cơ sở đào tạo

Quốc gia

1 1 Đại học Quốc gia Singapore Singapore
2 3 Đại học Thanh Hoa Trung Quốc
3 2 Đại học Bắc Kinh Trung Quốc
4 5 Đại học Hong Kong Hong Kong
=5 6 Đại học Khoa học & Công nghệ Hong Kong Hong Kong
=5 4 Đại học Công nghệ Nanyang Singapore
7 11 Đại học Trung Hoa Hong Kong Hong Kong
8 7 Đại học Tokyo Nhật Bản
9 9 Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc
10 8 Viện Khoa học & Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) Hàn Quốc

 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments