Times Higher Education (THE) vừa công bố Bảng xếp hạng Các trường đại học đến từ các quốc gia có nền kinh tế mới nổi năm 2018 (THE Emerging Economies University Rankings 2018). Trung Quốc tiếp tục tăng hạng nhưng khoảng cách giữa các trường trong nước cũng gia tăng. Các trường ở Đông Âu, Mỹ La-tinh và Đông Nam Á có xu hướng giảm bậc.

Trung Quốc áp đảo top 10 và tổng thể bảng xếp hạng

Trong năm thứ 5 này, những cơ sở đào tạo đến từ 42 quốc gia có nền kinh tế đang lên (emerging economies) phản án tiềm năng mới nổi về “đa dạng, đổi mới và tham vọng” trong giáo dục đại học.

Các cơ sở giáo dục Trung Quốc tiếp tục tăng hạng, và vẫn như mọi năm, Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa chiếm lĩnh hai vị trí cao nhất của bảng xếp hạng lần thứ 5 liên tiếp. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các trường đại học này với những cơ sở giáo dục khác của Trung Quốc có dấu hiệu nới rộng do kết quả của sáng kiến giáo dục World Class 2.0 mà chính phủ nước này áp dụng, với mục tiêu tăng cường cạnh tranh và thiết lập các trường đại học cấp đầu vào các tổ chức toàn cầu tới năm 2020. Tổng cộng có 63 trường của Trung Quốc lọt vào bảng xếp hạng của năm, tăng thêm 11 trường so với năm 2017 – khiến Trung Quốc đại lục trở thành quốc gia có mật độ các trường đại học hàng đầu cao nhất trong số các nền kinh tế mới nổi. Trung Quốc đồng thời thống trị Top 10 danh giá của bảng xếp hạng với 7 vị trí, cùng sự có mặt lần đầu tiên của Đại học Nam Kinh.

Ông Phil Baty, Trưởng Ban biên tập, Global Rankings, THE cho biết: “Trung Quốc đã trở thành cường quốc về giáo dục đại học – trở thành đối thủ cạnh tranh toàn cầu hợp pháp với các đối thủ nặng ký truyền thống ở Bắc Mỹ. Quốc gia này đã tiên phong trong mô hình chất lượng giáo dục đại học mà các nền kinh tế mới nổi khác đang cố gắng cạnh tranh – thông qua những khoản đầu tư lớn, ổn định cho các cơ sở giáo dục hàng đầu, tập trung thu hút những học giả tốt nhất trên toàn thế giới, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế và phát triển ấn phẩm quốc tế. Với triển vọng quốc tế đang được củng cố, khả năng cao là chúng ta sẽ thấy các trường đại học của Trung Quốc tiếp tục tăng bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu.

Malaysia, Thái Lan, Indonesia cải thiện vị thế

Bảng xếp hạng thường niên có hơn 350 trường đại học từ 42 quốc gia trải dài khắp bốn châu lục.

Tiếp sau Trung Quốc là Ấn Độ với sức phát triển cực độ, trở thành quốc gia xuất hiện nhiều thứ hai trong bảng xếp hạng với một số tên tuổi mới nổi, nâng tổng đại diện lên 42 trường.

Năm thứ năm liên tiếp, Đại học Bắc Kinh dẫn đầu bảng xếp hạng, vị trí á quân thuộc về Đại học Thanh Hoa. Hai cơ sở giáo dục này cũng đạt được vị trí cao nhất từng có trong Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới THE 2018 với vị trí trong Top 30 toàn cầu.

Đông Âu góp mặt nhiều hơn trong bảng xếp hạng nhưng phần lớn các trường đại học thuộc khu vực này đã giảm bậc. 51 trường đại học trên khắp 11 quốc gia Đông Âu có mặt trong bảng xếp hạng – tăng lên từ 45 trường năm ngoái. Đại học Tartu của Estonia chiếm thứ hạng cao nhất trong số các trường của 11 quốc gia khu vực này.

Nổi bật ở khu vực Trung Đông có Thổ Nhĩ Kỳ (22 trường), Pakistan (10 trường). Qatar có 1 trường (Đại học Qatar là cơ sở duy nhất của nước này được xếp hạng, nắm vị trí 35) và Đại học Các Tiểu Vương quốc Ả Rập cũng đã chính thức có mặt trong top 50.

Năm nay, Nga có nhiều trường tăng hạng và là một trong năm quốc gia có nhiều trường được lọt vào bảng xếp hạng nhất, với tổng số 27 trường (tăng thêm 3 trường). Dẫn đầu trong số đó là Đại học bang Lomonosov Moscow (hạng 3).

Các nước Đông Nam Á cũng đang dần khẳng định vị thế của mình, với 10 trường ở Thái Lan (tăng 1 trường so với năm ngoái), 9 trường ở Malaysia (tăng 2 trường) và 4 trường ở Indonesia (tăng 2 trường), góp phần cải thiện xếp hạng tổng thể trong bảng xếp hạng.

Top 30 các trường Đại học từ các nền kinh tế mới nổi năm 2018

Xếp hạng 2018 Xếp hạng 2017 Tên cơ sở đào tạo Quốc gia/Vùng lãnh thổ
1 1 Peking University Trung Quốc
2 2 Tsinghua University Trung Quốc
3 3 Lomonosov Moscow State University Liên bang Nga
4 6 Fudan University Trung Quốc
5 5 University of Science and Technology of China Trung Quốc
6 9 Zhejiang University Trung Quốc
7 7 Shanghai Jiao Tong University Trung Quốc
8 11 Nanjing University Trung Quốc
9 4 University of Cape Town Nam Phi
10 10 National Taiwan University Đài Loan
11 12 Moscow Institute of Physics and Technology Liên bang Nga
12 8 University of the Witwatersrand Nam Phi
13 14 Indian Institute of Science Ấn Độ
14 13 University of São Paulo Brazil
15 NR Khalifa University of Science and Technology Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
16 15 Koç University Thổ Nhĩ Kỳ
17 21 Wuhan University Trung Quốc
18 18 Sabancı University Thổ Nhĩ Kỳ
19 19 National Research Nuclear University MEPhI Liên bang Nga
20 17 National Tsing Hua University Đài Loan
21 56 Tomsk Polytechnic University Liên bang Nga
=22 23 National Taiwan University of Science and Technology (Taiwan Tech) Đài Loan
=22 =24 Tongji University Trung Quốc
24 20 National Chiao Tung University Đài Loan
25 31 Sun Yat-sen University Trung Quốc
26 26 Indian Institute of Technology Bombay Ấn Độ
27 NR University of Malaya Malaysia
28 =24 University of Tartu Estonia
29 41 Harbin Institute of Technology Trung Quốc
30 29 University of Cyprus Cyprus

 

Đôi nét về phương pháp xếp hạng

Các bảng xếp hạng trường đại học trên thế giới của Times Higher Education là những bảng xếp hạng toàn cầu duy nhất đánh giá sứ mệnh chính của các trường đại học nghiên cứu chuyên sâu trên toàn thế giới, thông qua các tiêu chí giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao kiến thức và triển vọng quốc tế.

Bảng xếp hạng Các nền kinh tế mới nổi sử dụng 13 chỉ số đánh giá khắt khe được phân thành 5 nhóm: Giảng dạy (môi trường học tập); Nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng); Trích dẫn (ảnh hưởng nghiên cứu); Triển vọng quốc tế (nhân viên, sinh viên, nghiên cứu); và Thành quả thực tiễn (chuyển giao kiến thức), mang đến kết quả được học sinh, sinh viên, phụ huynh, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cũng như lãnh đạo các trường và chính phủ các nước tin tưởng.