Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Trang chủTin tổng hợpEnneagram và 9 tính cách điển hình ở mỗi người

Enneagram và 9 tính cách điển hình ở mỗi người

Enneagram ra đời giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tính cách của mình nhằm phát huy điểm mạnh và cải thiện điểm yếu, cũng như điều chỉnh hành vi để phù hợp với hoàn cảnh.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên coi bài trắc nghiệm là một hình thức tham khảo, tránh để thiên kiến xác nhận đóng khung tính cách của mình.

Enneagram là gì? Có từ bao giờ?

Nguồn gốc của Enneagram có thể có từ thời Hy Lạp cổ đại, mặc dù lịch sử chính xác của nó vẫn còn tranh cãi.

  • Có ý kiến cho rằng Enneagram là sự tổng hợp của các truyền thống tâm linh khác nhau, bao gồm: Cơ đốc giáo, Do Thái giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo.
  • Hai triết gia G.I Gurdjieff và Oscar Ichazo là người đã có công nghiên cứu và đem khái niệm này đến với gần với đại chúng hơn.
  • Sau đó, nhà tâm thần học Claudio Naranjo đã đưa Enneagram vào ứng dụng trong lĩnh vực tâm lý.

Theo Enneagram, con người được sinh ra với một kiểu tính cách chi phối, sau đó có thể được định hình bởi môi trường sống và trải nghiệm. Mỗi loại trong số chín kiểu tính cách được cấu thành bởi tập hợp các hành vi, động cơ và nỗi sợ hãi.

Trac nghiem tinh cach Enneagram

Mục tiêu của hệ thống này là để hiểu rõ hơn về kiểu người của bạn, từ đó tận dụng điểm mạnh và giải quyết điểm yếu để đạt được toàn bộ tiềm năng của mình.

  • Mỗi câu hỏi của bài trắc nghiệm sẽ cho bạn hai đáp án để lựa chọn và bạn sẽ phải chọn mệnh đề nào đúng nhất với mình ở hiện tại.
  • Kết quả sẽ không phân loại bạn thuộc kiểu người nào một cách tuyệt đối, mà là sự kết hợp của các tính cách khác nhau.
  • Ví dụ, tính cách của bạn có thể là sự kết hợp của Người trung thành, Người nhiệt tình và Người ôn hòa.

Bạn có thể làm bài trắc nghiệm tại đây.

Enneagram giúp gì trong cuộc sống của bạn?

Enneagram sẽ cho bạn biết điểm yếu cũng như điểm mạnh của tính cách. Từ đó, bạn có cơ sở để tự hoàn thiện bản thân cũng như liên hệ với người khác.

trac nghiem tam ly Enneagram

Ví dụ, là Người cầu toàn, bạn sẽ tỉ mỉ và cẩn thận với công việc được giao. Đức tính này giúp bạn nhận được sự tín nhiệm của đồng nghiệp và cấp trên. Tuy nhiên, mặt trái là bạn dễ bị quẩn quanh ở những tiểu tiết để đảm bao mọi thứ phải hoàn hảo. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc cũng như mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp.

Lời khuyên dành cho bạn là vạch ra kỳ vọng thực tế cho bản thân và người khác. Hãy thoải mái và luôn tâm niệm: hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo, bởi vì khái niệm hoàn hảo chỉ là tiêu chuẩn của mỗi cá nhân.

Tương tự đối với Người giúp đỡ, mong muốn được chấp nhận khiến bạn hiếm khi nói “không”. Sự tận tâm này giúp bạn luôn được mọi người yêu quý. Nhưng nếu không biết tiết chế, bạn sẽ dễ trở nên quá tải do phải ôm đồm nhiều thứ.

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tự đặt ranh giới cho bản thân. Khi làm việc, hãy vạch ra thời gian và không gian của riêng mình. Thực tế, công việc của bạn cũng rất quan trọng, đừng quá lãng phí thời gian vào việc làm hộ người khác.

Xem thêm: 9 loại tính cách theo Enneagram (Phần 1)

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments