Là sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, rất nhiều bạn trẻ lo lắng vì chưa có kinh nghiệm thực tiễn và chưa sẵn sàng bước vào một công việc mới. Lúc này, thực tập là một bước đệm rất hữu ích cho các bạn để có thể tích lũy và trau dồi được những kinh nghiệm thực tế và va chạm với một trường làm việc.

Đây cũng là một cơ hội cho bạn để có thể ghi thêm điểm vào CV của mình những kỹ năng có được trong quá trình thực tập và cũng chính là điểm cộng cho bạn trươc các nhà tuyển dụng trong thời kì thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh như hiện nay. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề đang được các nhà giáo dục và chức trách bàn luận rất nhiều vì hiện chưa có những luật định cụ thể về thực tập. Biên tập viên của Hotcourses Việt Nam, So Young Bae, người đã từng làm tại Hocourses Việt Nam tại Anh như một thực tập sinh sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của mình về công việc thực tập.

Nhiệm vụ của thực tập sinh trong quá trình thực tập cũng như các nhân viên khác đó là hoàn thành những phần việc được giao, tuy nhiên thực tập sinh làm việc ở một cấp độ khác với nhân viên, họ được coi như những người‘học việc’. Các bạn sinh viên và du học sinh nên tìm hiểu kĩ về những quyền lợi của mình trong quá trình thực tập tại e4s.co.uk. Ví dụ nếu bạn thực tập không có lương, công ty hoặc tổ chức bạn thực tập phải đáp ứng được ít nhất một trong các tiêu chí sau đây:

  • Công việc thực tập phải liên quan đến những công việc tình nguyện cộng đồng do một tổ chức từ thiện đã được đăng ký làm chủ.
  • Thực tập chỉ đơn giản là “học việc” (điều này có nghĩa là thực tập sinh chỉ hoàn toàn quan sát và không tham gia vào các phần việc trực tiếp liên quan đến các hoạt động chính của công ty)
  • Khóa thực tập là một phần khóa học của bạn.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, Kate Lawton – nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chính sách công của Anh Quốc cho rằng thực tập sinh có quyền nhận được mức lương ít nhất là bằng mức lương tối thiểu, trừ khi vai trò của họ chỉ đơn giản là liên quan đến việc ‘học việc’ từ các nhân viên khác.

Khằng định này của bà Kate Lawton được ủng hộ bởi rất nhiều các tổ chức, cơ quan đấu tranh dành quyền cho sinh viên và du học sinh. Một trong những tổ chức này là ‘Intern Aware’, từ trang này bạn có thể tìm hiểu rất nhiều thông tin mới nhất về chính sách cho thực tập sinh của cả các công ty và tổ chức chính phủ.

Trong một phim tài liệu BBC, Richard Bilton trình bày một vài câu chuyện kinh nghiệm về thực tập tại Vương quốc Anh. Đáng chú ý nhất trong ngành công nghiệp thời trang và PR, thực tập sinh thường không được trả lương và đôi khi khóa thực tập có thể kéo dài đến 1 năm. Tuy nhiên riêng trong các ngành này điều đó được chấp nhận do sự cạnh tranh về thị trường việc làm cao. Điều đó có nghĩa là: “nếu bạn không làm, một người nào khác sẽ làm”. Điều này được nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau. Kể từ khi phát hành bộ phim tài liệu này, các cuộc tranh luận về việc liệu các thực tập sinh có nên được trả ít nhất mức lương tối thiểu hay không ngày cảng trở thành chủ đề nóng trong các diễn đàn sinh viên trực tuyến.

Trong ngành công nghiệp giải trí, thực tập không lương cũng rất phổ biến. Trường Đại học Nghệ thuật London tư vấn cho các sinh viên thực tập rằng nếu các khóa thực tập không trả tiền, quá trình thực tập chỉ được kéo dài nhiều nhất là 4 tuần và các chi phí đi lại ăn ở phải được trả bởi nhà tuyển dung. Đại học hướng dẫn sinh viên và du học sinh của mình nếu thời hạn thực tập kéo dài thêm, nhà trường phải trả thêm nếu như lương cơ bản của nước đó có trả theo giờ. Để tìm hiểu lời khuyên của họ về các vị trí làm việc, bạn có thể truy cập vào trang web của chính phủ Directgov.

Quá trình đăng kí: Nếu bạn muốn biết thêm về quá trình xét tuyển và một số lời khuyên về kỹ thuật phỏng vấn, tìm việc và cách viết CV, hãy xem bài viết của chúng tôi về cơ hội học tập và làm việc của các sinh viên mới ra trường tại đây.