Chênh lệch ngoại tệ, rào cản ngoại ngữ, bạn học quá tự tin,… chính là những cú “shock” thường thấy mà bất cứ du học sinh nào cũng từng trải qua.

Bạn có đoán được 5 cú “shock” du học sinh nào cũng từng trải qua trong thời gian du học?

Rào cản ngoại ngữ

Hành trang quan trọng nhất đối với các du học sinh chính là ngoại ngữ. Hầu hết các du học sinh trước khi lên đường du học đều sở hữu đủ các loại chứng chỉ về ngoại ngữ nên rất tự tin… Thế nhưng không ít bạn trong số đó khi sang đến nước bạn lại thấy vô cùng hoang mang bởi không thể nghe kịp người bản địa nói chuyện, cũng như không phải lúc nào cũng có thể diễn đạt cho họ hiểu điều mình nói.

Du hoc sinh nao cung tung trai qua nhung cu soc van hoa nay

Ngoại ngữ chính là yếu tố gây “shock” văn hóa đầu tiên khi du học

Sự khác biệt giữa vốn ngoại ngữ được học trong nước và ngoại ngữ dùng để giao tiếp với những người bản địa hoặc người bạn quốc tế đã khiến nhiều du học sinh Việt lao đao. Có bạn du học sinh tại Nhật tâm sự rằng đã từng bật khóc giữa lớp và tưởng chừng phải bỏ dở để trở về Việt Nam vì không thể nghe – hiểu được bài giảng của thầy cô trong nửa năm đầu du học.

Chính vì vậy, lời khuyên Tư vấn du học New Ocean muốn gửi đến các bạn trước khi du học chính là hãy tìm cơ hội nói chuyện với người bản địa nhiều nhất có thể. Hãy tham gia các hội, nhóm tại chính ngôi trường mình học trong tương lai để có được sự giúp đỡ tốt nhất.

Chênh lệch ngoại tệ

Chênh lệch ngoại tệ chắc chắn là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên và dễ nhận thấy nhất đối với sinh viên du học. Mức giá chênh lệch ở nước ngoài chắc chắn sẽ khiến bạn “shock” văn hóa khi du học.

Hãy thử tưởng tượng, nếu như ở Việt Nam, bạn chỉ cần dùng 3.000 – 5.000 đồng để mua một gói mỳ tôm thì ở Nga là sẽ 20 rúp (khoảng 14.000 đồng), ở Mỹ sẽ khoảng 2 USD (tương đương hơn 40.000 đồng)… Sai lầm của rất nhiều du học sinh Việt là khi sang đến nước bạn vẫn giữ thói quen mua sắm như ở trong nước, chi tiêu như đang sử dụng tiền Việt Nam và kết quả là không ít bạn đã hốt hoảng khi chưa hết tháng mà đã cạn tiền.

Bạn học quá tự tin, năng nổ

Phương pháp học tập chung ở các trường nước ngoài đòi hỏi sinh viên phải thường xuyên đóng góp ý kiến xây dựng và chia sẻ kiến thức. Trong khi đó, nhiều du học sinh Việt Nam đã quen với phương pháp học tập như ở trong nước, hầu như chỉ ngồi nghe giảng và ghi chép, ngại phát biểu và trao đổi với giáo viên.

Thế nên cũng không quá khó hiểu khi đi du học, các bạn đều cảm thấy choáng váng vì bạn bè trong lớp quá năng nổ và tự tin. Khi có bất cứ điều gì thắc mắc hay cần chia sẻ, họ đều sẵn sàng đứng lên nêu ý kiến hoặc có thể đứng trước đám đông thuyết trình mà không hề cảm thấy bối rối.

Điều này đòi hỏi du học sinh Việt phải nhanh chóng rũ bỏ sự tự ti, ngượng ngùng để làm quen với môi trường học tập mới nếu không muốn trở nên mờ nhạt ở trong lớp.

“Copy – paste”- điều tối kỵ khi du học

Nếu như môi trường học tập ở trong nước cho phép học sinh, sinh viên được tự do tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau để hoàn thành bài tập hay các bài kiểm tra. Thậm chí lười biếng hơn là copy ở nhiều nơi rồi ghép chúng lại thành bài viết của mình cũng không còn quá xa lạ.

Thế nhưng, khi học ở nước ngoài, đây là điều vô cùng tối kỵ. Không ít du học sinh đã bàng hoàng khi bị cảnh cáo hoặc phải học lại cả một môn học chỉ vì vô tình copy một vài câu hoặc một vài đoạn tra cứu được từ google mà quên không trích nguồn để đưa vào bài tiểu luận.

Tìm việc partime cực khó

Du hoc sinh nao cung tung trai qua nhung cu soc van hoa nay1

Tìm việc làm thêm cũng không hề đơn giản khi du học

Tìm việc làm thêm để rèn luyện khả năng ngoại ngữ và trang trải sinh hoạt phí là dự định, mong muốn của không ít du học sinh Việt trước khi đặt chân sang nước bạn. Thế nhưng, thực tế cho thấy để kiếm được công việc làm thêm khi du học hoàn toàn không đơn giản như bạn tự tưởng tượng, nhất là khi bạn mới chân ướt chân ráo sang, ngoại ngữ chưa đủ tốt hoặc không có ai giới thiệu. Có những du học Việt đã phải mất 6 tháng ròng rã nộp hồ sơ, gọi điện vài chục nơi mà vẫn không kiếm được việc làm.

Hoặc nếu như tìm được công việc lương ổn thì thường rất vất vả, ảnh hưởng tới việc học tập, sức khỏe; chưa kể, nhiều khi du học sinh còn bị lừa, quỵt tiền lương, bị bóc lột sức lao động…

Thế nên hãy nhớ kỹ những điều này để tránh tình trạng “shock văn hóa” khi du học bạn nhé!

Lượt xem : 672